Ai cũng biết người trước sau như một, trong ngoài như nhau là người tốt. Tốt đến mức hoàn hảo. Nhưng những người ấy rất hiếm có trong xã hội. Chính bản thân mỗi chúng ta cũng rất khó để trở thành người như thế. Để trở thành được người như thế cần cả một quá trình dài lâu. Vì theo quy luật phát triển của loài người. Trong khoảng hai mươi năm đầu tiên của cuộc đời. Cơ thể con người sẽ phát triển thiên về não trái hoặc não phải. Trong khoảng 20 năm tiếp theo, cơ thể con người phát triển thiên về phần não phải hoặc não trái.
Độ tuổi mà con người đạt được độ chín về trí tuệ và nhân cách là vào khoảng 40 đến 50. Quá trình này còn phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và sự tu dưỡng của mỗi cá nhân.
Theo quy định của tất cả các quốc gia trên thế giới. Công dân khoảng từ 18 tuổi trở lên phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành vi của mình trước pháp luật. Vì đó được thừa nhận là đến độ tuổi trưởng thành. Nói đúng ra thì đó là độ tuổi trưởng thành của một nửa cơ thể. Còn một nửa cơ thể vẫn ở dạng non yếu, thiếu bản lĩnh, chịu sự tập nhiễm của môi trường xung quanh. Nói một cách khác trong khoảng từ 20 đến 40 tuổi ta vẫn chỉ là một kẻ … tiểu nhân, thiếu bản lĩnh thực sự. Ta có thể là một nhân viên tốt, một người lãnh đạo tài năng, học vấn đầy mình. Nhưng chưa chắc ta đã là một người cha tốt, chồng tốt, con tốt hay bạn tốt. Trong con người ta vẫn còn khá nhiều điểm yếu, xấu và non kém. Có thể ta là người khéo che đậy để mọi người không biết. Nhưng tựu chung lại, người che đậy khéo léo quá sẽ có xu hướng trở thành kẻ … đạo đức giả. Bên ngoài thì lúc nào cũng làm ra vẻ tử tế, đàng hoàng. Còn bên trong bụng thì xấu xa đê tiện. Do những mặt yếu kém không được bộc lộ, trải nghiệm, tu dưỡng và tiến bộ. Nên nó càng ngày càng trở lên què cụt, hư hỏng. Nếu họ nhờ chút trí tuệ và sự khéo léo của mình mà đạt được chút thành tựu trong xã hội. Thì họ sẽ càng không bao giờ dám bộc lộ một phần xấu xa đến đen tối của mình ra bên ngoài cho mọi người thấy. Nếu xu hướng này diễn ra mạnh mẽ, người đó sẽ trở thành người … biến thái trong xã hội. Họ có thể làm ra những việc tán tận lương tâm mà xã hội phải gánh chịu hậu quả nặng nề về họ. Những người này ta tuyệt đối cần tránh xa. Thân sơ với họ có ngày mang họa diệt thân. Vì họ vẫn có vẻ tử tế tài năng, thậm chí còn tài giỏi hơn cả người khác. Lừa được rất nhiều người! Hạng người này ta gọi là hạnh tiểu nhân!
Ta lên kết giao với những người có thể có những bộc lộ bên ngoài không tốt. Nhưng người đó nhất thiết cần có lối sống chân thực. Nhân cách bên trong tâm hồn họ nhất định phải là người tốt, nhân hậu. Họ có thể mắc những sai lầm, thậm chí mắc rất nhiều sai lầm do sự non yếu và nông nổi của tuổi trẻ. Nhưng họ là người luôn có khát vọng lương thiện và thành công. Họ luôn cố gắng tốt đẹp hơn mỗi ngày. Người như họ, dù không giúp đỡ được ai thì cũng chẳng bao giờ làm hại ai. Thành công có thể đến với họ muộn hơn những người khác rất nhiều. Nhưng chúng rất bền vững. Những người như thế là người cao quý, xứng đáng ngồi ở các vị trí cao trong xã hội. Được xã hội tôn vinh.
Tóm lại, cái cốt yếu của nhân cách con người là phần ở bên trong thâm tâm chứ không phải là những biểu hiện bên ngoài xã hội. Những người có tâm tốt mới là người tốt. Có được một người bạn lòng dạ thẳng ngay và có tâm tốt với mình là điều vô cùng may mắn, ta lên tuyệt đối trân trọng. Với những người khi ta biết bụng dạ của họ không tốt. Tâm của họ là xấu với ta thì ta nên tuyệt đối tránh xa. Dù những biểu hiện bên ngoài của họ vẫn tốt với ta, hoặc họ đang mang cho ta một vài mối lợi trước mắt. Đấy là chân lý ở đời ta lên theo.
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét