Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

Được bằng

     Người ta nói, trước tuổi30, chúng ta cần ôm mọi thứ vào lòng. Học càng nhiều càng tốt. Chiếm lấy càng nhiều thứ của thiên hạ thì càng tốt. Nhưng sau tuổi 30, chúng ta cần biết buông tay, biết từ bỏ càng nhiều thứ vốn không thuộc về mình càng tốt. Bởi vì trước tuổi 30, là giai đoạn chúng ta hình thành và phát triển nhân cách. Đấy là giai đoạn học tập mạnh mẽ nhất trong cuộc đời mỗi con người. Chúng ta phải học thật nhiều, phải nhận về bản thân thật nhiều thứ để có nhiều kiến thức, kinh nghiệm. Để chúng ta ngày càng trưởng thành hơn trong cuộc sống. Đội tuổi trước 30 cũng là độ tuổi khỏe mạnh nhất trong cuộc đời của mỗi người. Đó là độ tuổi thanh niêm, độ tuổi chúng ta có sức khỏe, tình cảm, và trí tuệ mạnh mẽ nhất. Nhưng độ tuổi sau 30, chúng ta đã bước vào độ tuổi trung niên. Chúng ta không còn ở độ tuổi hoàng kim của sức khỏe, thể lực, trí tuệ, và cảm xúc nữa. Những nếp nhăn xuất hiện quanh mắt. Da của bạn không còn đẹp như trước. Tóc của bạn cũng xơ và yếu hơn. Bạn cần phải học cách buông tay, vứt bỏ những thứ không thật sự cần thiết với bản thân, để sống thoải mái và khỏe mạnh hơn trong cuộc sống. Bạn thay vì chạy theo lý tưởng, ước mơ như khi còn trẻ, bạn cần phải sống thực tế hơn. Bạn cần học cách sống chung với những gì mình có, sống hạnh phúc với những thứ vốn thuộc về mình. Người nào biết cách buông tay, người ấy chính là người hạnh phúc trong cuộc sống!

       Bởi vì khi người ta già đi, thì sức khỏe của người ta cũng không còn tốt nữa. Sức chịu đựng với những thứ người ta không thật sự muốn, không thật sự cần, và không thật sự phù hợp với bản thân giảm sút nhiều. Người ta quay về giá trị chân gốc của con người họ. Người ta sống dựa vào những thứ như trật tự, luân lý ở đời. Bởi vì người ta không còn sức để vượt qua những thứ ấy nữa. Người ta cũng đủ khôn ngoan và hiểu biết để không lãng phí thời gian, và sức khỏe của bản thân vào những việc không đem lại lợi ích. Có lẽ thế mà người ta nói: Tuổi trẻ là mùa của yêu đương, tuổi già là mùa của đạo đức! Khi không còn nhiều sức khỏe, người ta cũng biết bao dung và vị tha nhiều hơn cho những người xung quanh. Bao dung, tha thứ cho người khác, cũng là cách giúp bản thân có cuộc sống thoải mái, hạnh phúc, và tiến bộ hơn. Tuy vậy, bao dung và tha thứ ở đây không có nghĩa là tất cả mọi thứ. Cái gì cũng có giới hạn của nó. Tội ác thì phải nghiêm trị. Không trị được bằng cách này, chúng ta có thể trị bằng cách khác. Như thế chúng ta mới chính là chúng ta được. Làm được như thế chúng ta mới thật sự hạnh phúc. Khi chúng ta bao dung, tha thứ cho cả những tội ác, thì đấy cũng là lúc bạn không phải là một con người có nghĩa lý nữa. Bạn không xứng đáng được người khác trân trọng và yêu thương! Có khi bạn còn bị tổn thương và thiệt hại rất nhiều vì việc đó! Cái gì cũng có điểm dừng của nó. Khi chúng ta bước sang độ tuổi 30, những giới hạn trong cuộc sống của chúng ta ngắn hơn. Chúng ta sống cứng rắn và ít cảm xúc hơn. Có lẽ vì thế mà chúng ta ít có sai lầm hơn!

                                                            Tác giả: Phạm Thị Hợi

Đọc thêm các bài viết  

<< Hãy tha thứ

<< Giáo dục trẻ đúng

<< Xin đừng trì hoãn

<<Tại sao bạn không tự giúp mình?

<< Nhân cách là cái gốc của con người


<< Tôi đang trở về chính tôi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét