Con trai tôi chào đời trong niềm vui mừng đến ứa nước của tôi. Tôi chính thức trở thành mẹ ở độ tuổi 23! Thú thực tôi cảm thấy rất run sợ với vai trò làm mẹ của mình. Vì con tôi vừa là niềm vui và sự động viên, an ủi vô tận của tôi, vừa là trách nhiệm lớn lao của tôi. Tôi đã chính thức phải có trách nhiệm với một cuộc đời con người, bởi vì chính tôi đã tạo ra cuộc đời ấy! Cũng may mà có mẹ! Mẹ đã luôn ở bên tôi, giúp tôi chăm sóc đứa trẻ, trong lúc tôi còn học tiếp thạc sỹ!
Qua tìm hiểu các loại sách Đông, Tây, kim, cổ tôi quyết định nuôi dạy con tôi theo kiểu của nước Mỹ! Tôi cố ý để con làm những việc cá nhân từ khi còn rất nhỏ. Tôi chỉ giúp đỡ và hướng dẫn nó khi thật sự cần thiết. Con trai tôi dù rất bé đã có ý thức tự lập rất cao. Tôi giúp đỡ nó về tiền bạc để nó tự kinh doanh. Bởi vì tôi muốn nó học cách kinh doanh ngay từ khi còn rất nhỏ. Sau này nó sẽ gánh vác trên vai cả tập đoàn của gia đình. Tôi nghĩa rằng việc học cách kiếm sống phải bắt nguồn ngay từ khi rất nhỏ. Nó tương tự như học nói, học đọc, học viết vậy! Mặt hàng đầu tiên con trai tôi muốn kinh doanh là kẹo! Cũng dễ hiểu vì nó là trẻ con, nó thích ăn kẹo, các bạn của nó cũng thích ăn kẹo. Vì thế tôi giúp con trai tôi tiền mua kẹo. Nó chọn bán loại kẹo còng mà bọn trẻ con rất thích ăn! Bán mỗi một cái kẹo, nó lãi được một nghìn đồng. Nó rất vui! Tôi cũng vui mừng muốn khóc. Đứa con trai bé xíu của tôi đã bắt đầu kiếm ra những đồng tiền đầu tiên khi còn tuổi đi học lớp mầm non! Tôi bảo con tôi cần biết tiết kiệm tiền lãi để đầu tư, mở rộng kinh doanh. Tôi kể cho con trai tôi câu truyện về một cậu bé thiên tài đã đi bán những huy hiệu bảo vệ môi trường từ khi 2 tuổi, và kiếm được rất nhiều tiền. Cậu ấy còn bán được huy hiệu cho cả thủ tướng nước Úc! Báo chí viết rất nhiều về cậu ấy, ai cũng ca ngợi cậu ấy. Nhưng mãi đến năm 10 tuổi, rồi 20 tuổi, rồi đến 40 tuổi mà cậu ấy vẫn chỉ biết bán huy hiệu bảo vệ môi trường để kiếm sống. Số tiền bán được của cậu ấy giảm đi theo năm tháng, và cậu ấy đã có một cuộc sống nghèo khổ, ai cũng cười chê vì đã lớn tuổi vẫn chỉ biết bán huy hiệu để kiếm sống. Vì thế con trai tôi cần phải mở rộng hoạt động kinh doanh. Nếu nó cũng chỉ biết bán kẹo, thì phải bán hết cả mấy cái nhà chứa toàn kẹo vẫn không mua nổi một cái ô tô mà bố cháu vẫn đưa đón cháu! Nó nghe, hiểu và suy nghĩ rất sâu sắc về việc này. Có lúc nó buồn bã bảo tôi là: Mẹ ơi con chỉ nghĩ được việc bán kẹo ra tiền thôi! Tôi lại động viên, an ủi, vỗ về cháu. Rồi một ngày nó quyết định sản xuất kẹo. Vì còn quá nhỏ, nó và bố cùng làm. Nó mua những cái kẹo còng bình thường rồi làm nóng chảy, đúc thành khuân những con cá, con thỏ, con gấu. Bọn trẻ con rất thích loại kẹo này. Vì chúng có vị ngon, lại to, và có hình những con thú ngộ nghĩnh. Khi bố mẹ bọn trẻ mua cho chúng cái kẹo hình con gấu, chúng nhất định đòi thêm kẹo hình cá, hình thỏ, rồi đòi thêm con màu xanh, con màu đỏ ... Vì thế con tôi bán được rất nhiều kẹo. Tiền lãi thu về cũng cao hơn! Nó và bố chia đôi lợi nhuận. Con tôi chính thức trở thành một nhà đầu tư kinh doanh như thế đó!
Truyện dài: Hoàng Tử Bé ( Tập 1)
Tác giả: Phạm Thị Hợi
cám ơn bạn về bài viết. Mời bạn ghé qua website ủng hộ mình nhé Làm thế nào để trẻ học thuộc bảng cửu chương hiệu quả
Trả lờiXóa