Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

được nhiều tiền

     Con trai tôi đã trở thành một nhà sản xuất và kinh doanh kẹo từ khi bốn tuổi. Tuy doanh thu vẫn chưa đủ nuôi sống cháu, nhưng đó là những gì cháu làm được. Tôi rất tự hào vì nó! Nhưng dù sao nó cũng chỉ là một đứa bé. Vì thế việc ngồi một chỗ gần như cả ngày để bán kẹo là một cực hình với cháu. Và nó cũng muốn bán được nhiều kẹo hơn. Vì thế nó đã ký gửi kẹo ở các cửa hàng trong khu du lịch. Thế là nó vừa bán kẹo, vừa vui chơi, tập võ thật là thoải mái. Rồi nó cũng nhận ra việc bán 1 cái kéo nó lãi 3000đ, trong khi người bán quần áo gần chỗ nó bán một cái áo lãi 25 000đ. Thế là nó quyết định chuyển sang kinh doanh quần áo! Nó gom hết tiền tiết kiệm được, cộng với số tiền tôi cho nó, để có việc cần thì chi tiêu thì đủ trở thành đại lý nhỏ, của nhà sản xuất áo phông kỷ niệm của khu du lịch. Bán một cái áo phông như thế, nó sẽ lãi được 15 000đ. Nhưng nó muốn trở thành nhà phân phối áo phông. Bán một chiếc áo như thế nó sẽ lãi 30 000đ một cái! Nhưng điều kiện là số vốn ban đầu sẽ cao hơn, và nó không đủ tiền!

       Hôm ấy khi tôi đang làm việc ở chi cục thuế thì nó gọi điện đến và nói nó nghĩ ra việc sẽ bán áo phông ở khu du lịch. Nó cũng hỏi tôi về việc làm nhà đại lý hay nhà phân phối. Đương nhiên là tôi bảo con tôi làm nhà phân phối, và cho nó thêm tiền để đủ trở thành một nhà phân phối. Nhưng mà trong lòng tôi thì lo lắm. Dù sao thì nó cũng mới chỉ có 4 tuổi. Nếu nó chỉ buôn bán mấy cái kẹo, tiền nhiều có khi chỉ vài trăm nghìn, nên nó cầm cũng không sao. Tôi cũng có quan niệm giữ được tiền, thì mới kiếm được tiền. Vì thế tôi để cháu cầm giữ tiền để chi tiêu khi cần từ khi còn rất nhỏ. Nhưng nếu nó bán áo phông, thì tiền nó cầm có khi lên đến vài triệu. Vì thế có thể nguy hiểm cho một đứa trẻ 4 tuổi như nó. Nhưng tôi không thể ngăn cản ý tưởng kinh doanh thật sự của riêng con này. Tôi sợ sẽ làm tổn thương một mầm non kinh doanh vừa mới bắt đầu. Vì thế tôi bảo bố cháu làm một cái bàn rỗng thân có hàn chặt với mặt đất. Trên mặt bàn có một cái khe nhỏ, bảo cháu bán được đồng nào, thì thả vào đó. Cuối buổi chiều khi có bố thì mở khóa ở thân bàn lấy tiền ra. Tôi còn bảo bố nó thay đổi vị trí bảo vệ trong khu du lịch, chuyển một bảo vệ đứng làm việc chỗ gần nó hơn. Việc này khá phiền nhiễu. Nhưng bố nó rất tôn trọng ý kiến của tôi. Vì thế mọi việc đã được làm đúng như ý tôi muốn. Tôi cũng yên tâm hơn. Con trai tôi trở thành nhà kinh doanh áo phông trong khu du lịch như thế đấy. Nó là một đứa bé rất thông minh và biết nghe lời. Nó tự nhận ra nó còn bé, không ai muốn mua hàng của nó, vì thế nó đã bán hạ giá sản phẩm. Mỗi cái áo nó chỉ lãi được 10 000đ. Nhưng nó thật sự rất vui! Tôi bảo nó treo biển giá áo lên để mọi người tiện so sánh. Vì thế nó đã bán được rất nhiều hàng. Việc này làm bà bán hàng bên cạnh khó chịu, bà ấy phản ánh sự việc lên ban quản lý khu du lịch. Cuối cùng thì tôi bảo bố cháu chuyển rời vị trí bán của bà ấy ra nơi khác, để thằng bé không phải cạnh tranh với một người trưởng thành, khi nó còn quá nhỏ. Nó bán được nhiều áo hơn! Nhưng có một lần có hai vợ chồng vị khách xấu tính. Sau khi quan sát con trai tôi bán được khá nhiều áo, mà lại không có người lớn đứng kèm. Họ vào cướp tiền của thằng bé! Nhưng tiền đã thả hết vào trong hộp rỗng ở thân bàn. Họ định vác cả bàn chạy trốn, nhưng chân bàn đã bị gắn chặt vào mặt đất. Lúc đó bảo vệ khu du lịch chạy đến bắt gọn hai vợ chồng đó giao cho công an xử lý. Sau hôm đó con trai tôi rất sợ, tôi cũng rất lo cho nó. Nó còn quá nhỏ để làm một nhà kinh doanh như thế. Thế là tôi bảo con trai tôi xuất buôn áo cho những người khác. Từ hôm đó nó thao hồ vui chơi mà mỗi ngày vẫn thu được nhiều tiền hơn là ngồi bán áo. Xét về số tiền kiếm được từ việc bán áo, một tháng nó thu được tương đương một lao động phổ thông. Số tiền đó nó đều tiết kiệm để đầu tư cả. Không như cô bạn nó cũng bán búp bê trong khu du lịch. Nhưng số tiền kiếm được, cô bé đó mua váy hết. Đúng là con gái có khác! Tôi thật sự rất tự hào về con trai tôi!
          Truyện dài: Hoàng Tử Bé ( Tập 2)

                                                             Tác giả: Phạm Thị Hợi

Đọc thêm các bài viết  


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét